Các ngành công nghiệp chính Kinh tế Canada

Tỷ trọng các ngành kinh tế của Canada trên GDP vào năm 2017 như sau:[69]

NgànhTỷ trọng trên GDP
Bất động sản và cho thuê13.01%
Sản xuất chế tạo10.37%
Khai thác, khai thác đá và khai thác dầu khí8.21%
Tài chính và bảo hiểm7.07%
Xây dựng7.07%
Chăm sóc sức khỏe và phúc lợi xã hội6.63%
Hành chính công6.28%
Bán buôn5.78%
Bán lẻ5.60%
Các dịch vụ chuyên nghiệp, khoa học và công nghệ5.54%
Dịch vụ giáo dục5.21%
Vận chuyển và kho bãi4.60%
Thông tin và công nghiệp văn hóa3.00%
Dịch vụ hành chính và hỗ trợ, quản lý và xử lý chất thải2.46%
Tiện ích2.21%
Dịch vụ lưu trú và ăn uống2.15%
Các dịch vụ khác (trừ hành chính công)1.89%
Nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh cá và săn bắn1.53%
Nghệ thuật và giải trí0.77%
Quản lý công ty, xí nghiệp0.62%

Ngành dịch vụ

Ngành dịch vụ ở Canada hoạt động trên quy mô lớn và đa diện, ngành này tạo ra việc làm cho khoảng 3/4 lực lượng lao động ở Canada và chiếm 70% GDP.[70] Với gần 12% người Canada làm trong lĩnh vực bán lẻ, đây là ngành tạo ra nhiều việc làm trong nước nhất.[71] Ngành bán lẻ tập trung chủ yếu ở một số lượng nhỏ các chuỗi cửa hàng được tập hợp lại với nhau trong các trung tâm mua sắm. Trong những năm gần đây, số lượng các cửa hàng lớn đã tăng lên, trong đó có Walmart (Hoa Kỳ), Real Canadian SuperstoreBest Buy (Hoa Kỳ). Điều này đã dẫn đến số lượng lao động làm việc trong lĩnh vực bán lẻ bị giảm xuống kéo theo ngành này được chuyển ra các vùng ngoại ô.

Trung tâm tài chínhkhu buôn bán kinh doanh Vancouver. Các dịch vụ kinh doanh của Canada đa phần được tập trung tại các khu vực đô thị lớn.

Lĩnh vực thuộc ngành dịch vụ lớn thứ hai kinh doanh khi ngành này chỉ ít hơn ngành bán lẻ một chút về số lượng nhân công.[72] Các dịch vụ kinh doanh chính bao gồm dịch vụ tài chính, bất động sản và truyền thông đã phát triển một cách nhanh chóng trong những năm gần đây. Các ngành này chủ yếu được tập trung tại các vùng đô thị lớn và trọng yếu như Toronto, MontrealVancouver.

Giáo dục và y tế là hai lĩnh vực dịch vụ lớn nhất của Canada và cả hai đều nằm dưới sự quản lý của chính phủ. Ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe đã nhanh chóng phát triển để trở thành ngành lớn thứ ba ở Canada. Sự phát triển nhanh chóng của các ngành này đã tạo ra một số vấn đề khi buộc chính phủ phải tìm kiếm nguồn tiền tài trợ.

Canada có một ngành công nghiệp với công nghệ cao[73] và một ngành công nghiệp điện ảnh, truyền hình và giải trí đang phát triển tạo ra các bộ phim và chương trình tivi cho người tiêu dùng trong nước và quốc tế.[74] Ngành du lịch ngày càng có tầm quan trọng và phần lớn du khách quốc tế là đến từ Hoa Kỳ. Dịch vụ sòng bạn hiện là thành phần phát triển nhanh nhất trong ngành du lịch khi đóng góp tới 5 tỷ đô la lợi nhuận cho chính phủ Canada và sử dụng số lượng lao động vào khoảng 41.000 người tính đến năm 2001.[75]

Sản xuất chế tạo

Nhà máy lắp ráp Oakville của Fordkhu vực Đại Toronto. Vùng trung tâm Canada là nơi có một số nhà máy sản xuất ô tô của các nhà sản xuất ô tô lớn đến từ Mỹ và Nhật Bản.

Mô hình phát triển chung đối với các quốc gia thịnh vượng là sự chuyển đổi từ nền kinh tế phụ thuộc vào nguyên liệu thô sang nền kinh tế dựa vào sản xuất và sau đó là nền kinh tế dịch vụ. Vào thời điểm cao điểm trong Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1944, lĩnh vực sản xuất của Canada chiếm 29% GDP[76] và đã giảm xuống còn 10,37% vào năm 2017.[69] Canada has not suffered as greatly as most other rich, industrialized nations from the pains of the relative decline in the importance of manufacturing since the 1960s.[76] Một cuộc khảo sát vài năm 2009 thực hiện bởi Statistics Canada cũng đã chỉ ra rằng mặc dù tỷ trọng trên GDP của ngành chế tạo giảm xuống từ 24,3% trong những năm 1960 xuống còn 15,6% vào năm 2005 nhưng khối lượng sản xuất từ ​​năm 1961 đến 2005 lại bắt kịp tốc độ tăng trưởng chung chỉ số khối lượng của GDP.[77] Sản xuất ở Canada đặc biệt bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính 2007–08. Tính đến năm 2017, sản xuất chiếm 10% GDP của Canada,[69] con số này đã giảm đi hơn 5% so với năm 2005.

Vùng trung tâm Canada là nơi đặt các nhà máy chi nhánh của tất cả các nhà sản xuất ô tô lớn của Mỹ và Nhật Bản trong đó có nhiều nhà máy sản xuất phụ tùng thuộc sở hữu của các công ty Canada như Magna InternationalLinamar.

Sản xuất thép

Nhà máy sản xuất thép ArcelorMittal Dofasco nhìn từ phố Burlington

Canada là nước xuất khẩu thép lớn thứ 19 thế giới trong năm 2018. Tính đến đầu năm 2019 (đến tháng 3) Canada đã xuất khẩu 1,39 triệu tấn thép, giảm 22% so với 1,79 triệu tấn năm 2018. Xuất khẩu của Canada chiếm khoảng 1,5% tổng lượng thép xuất khẩu trên toàn cầu trong năm 2017 dựa trên dữ liệu có sẵn. Tính theo khối lượng, xuất khẩu thép năm 2018 của Canada chỉ chiếm hơn một phần mười khối lượng của quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới là Trung Quốc. Về giá trị, thép chiếm 1,4% tổng lượng hàng hóa mà Canada xuất khẩu trong năm 2018. Tăng trưởng xuất khẩu trong thập kỷ kể từ năm 2009 là 29%. Các nhà sản xuất lớn nhất trong năm 2018 là ArcelorMittal, Essar Steel Algoma, trong đó ArcelorMittal đã chiếm khoảng một nửa sản lượng thép của Canada thông qua hai công ty con. Hai thị trường xuất khẩu hàng đầu của Canada là các nước thuộc NAFTA khi chiếm tới 92% lượng xuất khẩu theo khối lượng. Canada đã gửi 83% lượng thép xuất khẩu của mình sang Hoa Kỳ vào đầu năm 2019. Khoảng cách giữa nhu cầu trong nước và sản xuất trong nước tăng lên thành -2,4 triệu tấn, tăng từ -0,2 triệu tấn vào đầu năm 2018. Trong đầu năm 2019, tỷ trọng thép sản xuất xuất khẩu giảm xuống còn 41,6% từ 53% vào đầu năm 2018.[78]

Năm 2017, ngành công nghiệp nặng chiếm 10,2% lượng khí thải nhà kính của Canada.[79]

Khai khoáng

Bài chi tiết: en:Mining in Canada

Năm 2019, quốc gia này là nhà sản xuất platin lớn thứ 4 thế giới;[80] nhà sản xuất vàng lớn thứ 5;[81] nhà sản xuất nikel lớn thứ 5;[82] nhà sản xuất đồng lớn thứ 10;[83] nhà khai thác quặng sắt lớn thứ 8;[84] nhà sản xuất titan lớn thứ 4;[85] nhà sản xuất kali số một;[86] nhà sản xuất niobi lớn số 2;[87] nhà sản xuất lưu huỳnh lớn số 4;[88] nhà sản xuất molypdencoban lớn số 7;[89][90] nhà sản xuất litikẽm lớn thứ 8;[91][92] nhà sản xuất thạch cao lớn thứ 13;[93] nhà sản xuất antimon thứ 14;[94] nhà sản xuất graphite lớn thứ 10;[95] nhà sản xuất lớn thứ 6 thế giới về Muối[96] và là nhà sản xuất urani lớn thứ 2 trên thế giới vào năm 2018.[97]

Năng lượng

Bài chi tiết: en:Energy in Canada

Canada có khả năng tiếp cận các nguồn năng lượng rẻ nhờ vào vị trí địa lý. Điều này giúp đất nước phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng, chẳng hạn như ngành công nghiệp sản xuất nhôm có quy mô lớn ở British Columbia[98] và Quebec.[99] Ngoài ra Canada cũng là một trong những nước có lượng tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người cao nhất thế giới.[100][101]

Điện năng

Ngành điệnCanada từng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế và chính trị của đất nước kể từ cuối thế kỷ 19, được xây dựng và phát triển dọc theo các tỉnh và vùng lãnh thổ. Ở phần lớn các tỉnh, các tiện ích công cộng tích hợp lớn của các công ty thuộc sở hữu chính phủ đóng vai trò hàng đầu trong việc sản xuất điện năng, tải điệnphân phối điện. OntarioAlberta là hai thị trường được tăng cường đầu tư và cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất điện năng của nền kinh tế. Năm 2017, ngành điện chiếm 10% tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn quốc.[102] Không chỉ sản xuất trong nước, Canada còn kinh doanh thương mại ra bên ngoài lãnh thổ chủ yếu là với quốc gia láng giềng Hoa Kỳ, năm 2017 lượng xuất khẩu điện là 72 TWh trong khi lượng nhập khẩu là 10 TWh.

59% tổng sản lượng điện của Canada vào năm 2016 là từ thủy điện,[103] đưa Canada trở thành nhà sản xuất thủy điện lớn thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc.[104] Kể từ năm 1960, các dự án thủy điện lớn, đặc biệt là ở Quebec, British Columbia, ManitobaNewfoundland và Labrador đã làm tăng đáng kể công suất phát điện của đất nước.

Nguồn điện được sử dụng phổ biến thứ hai là điện hạt nhân (chiếm 15% tổng công suất điện), riêng ở Ontario thì hơn một nửa điện năng được tạo ra từ các nhà máy điện hạt nhân trong đó có một nhà máy phát điện ở New Brunswick. Điều này giúp cho Canada trở thành nhà sản xuất điện hạt nhân lớn thứ sáu trên thế giới với sản lượng vào khoảng 95 TWh vào năm 2017.[105]

Nhiên liệu hóa thạch tạo ra 19% sản lượng điện cho Canada, trong đó khoảng một nửa là đến từ than đá (9% tổng sản lượng điện quốc gia) và phần còn lại được sản xuất bởi hỗn hợp khí đốt tự nhiên và dầu mỏ. Chỉ có 5 tỉnh sử dụng than để phát điện, trong đó có 3 tỉnh là Alberta, Saskatchewan và Nova Scotia đã phải phụ thuộc vào than để sản xuất điện trong gần một nửa thế hệ qua trong khi các tỉnh và vùng lãnh thổ khác sử dụng ít hoặc gần như là không sử dụng. Alberta và Saskatchewan cũng sử dụng một lượng khí tự nhiên đáng kể. Các khu vực xa xôi bao gồm toàn bộ Nunavut và phần lớn Lãnh thổ ở phía Tây Bắc hầu như sản xuất điện nhờ vào máy phát điện chạy dầu diesel với chi phí và nguy cơ hủy hoại môi trường cao khiến chính phủ liên bang phải đưa ra các sáng kiến ​​để giảm sự phụ thuộc vào điện chạy bằng dầu diesel.[106]

Năng lượng tái tạo phi thủy điện đang dần được sử dụng phổ biến, năm 2016 tỷ trọng điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng này là 7%.[cần dẫn nguồn]

Dầu khí

Nhà máy Mildred Lake của Syncrude tại mỏ dầu AthabascaAlberta.

Canada sở hữu một nguồn tài nguyên dầu khí lớn tập trung chủ yếu ở Alberta và các Lãnh thổ ở phía Bắc, ngoài ra còn có một lượng nhỏ ở các vùng lân cận British ColumbiaSaskatchewan. Theo USGS, Mỏ dầu Athabasca mang lại cho Canada một trữ lượng dầu khí lớn thứ ba thế giới chỉ sau Ả Rập Xê-út và Venezuela. Như vậy, ngành công nghiệp dầu khí tạo ra 27% tổng lượng phát thải khí nhà kính của Canada, tăng thêm 84% kể từ năm 1990 chủ yếu là do sự phát triển của các mỏ dầu.[102]

Về mặt lịch sử, một vấn đề quan trọng trong chính trị Canada là sự tác động lẫn nhau giữa ngành công nghiệp dầu mỏ và năng lượng ở vùng Tây Canada và vùng trung tâm công nghiệp ở phía Nam của Ontario. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án dầu mỏ đến từ các quốc gia phương Tây đã thúc đẩy đồng đô la Canada tăng giá. Điều này làm tăng giá hàng xuất khẩu của Ontario và làm cho chúng trở lên kém cạnh tranh hơn, đây là vấn đề tương tự như căn bệnh Hà Lan.[107][108]

Chính sách Năng lượng Quốc gia vào đầu những năm 1980 hướng tới mục tiêu giúp cho Canada có đủ dầu để tiêu thụ trong nước đồng thời đảm bảo giá dầu ngang nhau ở tất cả các vùng, đặc biệt là đối với các cơ sở sản xuất ở phía đông.[109] Tuy nhiên chính sách này lại gây chia rẽ sâu sắc vì nó buộc Alberta phải bán dầu giá rẻ cho miền đông Canada.[110] Vì vậy mà chính sách này đã bị loại bỏ 5 năm sau khi nó được công bố lần đầu tiên trong bối cảnh giá dầu đang sụt giảm vào năm 1985. Tân thủ tướng bấy giờ là Brian Mulroney đã có hành động chống lại chính sách trong cuộc bầu cử liên bang năm 1984 ở Canada. Một trong những phần gây tranh cãi nhất của Hiệp định Thương mại Tự do Canada-Hoa Kỳ năm 1988 là thỏa thuận Canada sẽ không bao giờ tính phí năng lượng của Hoa Kỳ nhiều hơn so với chính người dân Canada.[79]

Nông nghiệp

Nhà máy sản xuất ngũ cốc ở sâu trong lãnh thổ quốc gia dọc theo xa lộ YellowSaskatchewan.
Bài chi tiết: en:Agriculture in Canada

Canada là một trong những nhà cung cấp nông sản lớn nhất thế giới, trong đó nông sản tiêu biểu là lúa mì và các loại ngũ cốc khác.[111] Canada là nước xuất khẩu nông sản lớn sang Hoa Kỳ và châu Á. Giống như tất cả các quốc gia phát triển khác, tỷ lệ dân số và GDP trong lĩnh vực nông nghiệp đã giảm đáng kể trong thế kỷ 20. Ngành nông nghiệp và sản xuất nông sản thực phẩm đã đóng góp 49 tỷ USD cho GDP của Canada vào năm 2015, chiếm 2,6% tổng GDP.[112] Lĩnh vực này cũng chiếm 8,4% lượng phát thải khí Nhà kính của Canada.[79]

Cũng như các quốc gia phát triển khác, ngành nông nghiệp Canada nhận được những sự hỗ trợ đáng kể của chính phủ. Tuy nhiên, Canada đã ủng hộ mạnh mẽ việc giảm trợ cấp ảnh hưởng đến thị trường thông qua Tổ chức Thương mại Thế giới. Năm 2000, Canada đã chi khoảng 4,6 tỷ đô Canada để hỗ trợ cho ngành này. Trong số này, 2,32 tỷ USD được WTO chỉ định là hỗ trợ "hộp xanh", có nghĩa là các biện pháp hỗ trợ (được coi là) không hoặc hầu như không gây bóp méo thương mại, chẳng hạn như tiền cho nghiên cứu hoặc cứu trợ thiên tai. Tất cả trừ 848,2 triệu đô la là trợ cấp trị giá dưới 5% giá trị của cây trồng mà họ được cung cấp.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh tế Canada http://ats.agr.ca/stats/4141_e.pdf http://www.apcfnc.ca/en/fisheries/resources/Aborig... http://www.bankofcanada.ca/2015/07/fad-press-relea... http://www.bankofcanada.ca/rates/indicators/key-va... http://www.bankofcanada.ca/wp-content/uploads/2010... http://www.bankofcanada.ca/wp-content/uploads/2015... http://www.cbc.ca/news/business/story/2011/02/23/c... http://www.dfo-mpo.gc.ca/aquaculture/ref/stats/aqu... http://www.ec.gc.ca/soer-ree/English/Indicators/Is... http://www.fin.gc.ca/ec2006/ec/eca1e.html